KHOA THẬN TIẾT NIỆU- CƠ XƯƠNG KHỚP
Địa chỉ: Tầng 4 nhà A, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.696.069
Nhân sự và tổ chức
- Tổng số cán bộ nhân viên: 13 người
Bao gồm: 03 Thạc sĩ, Bác sĩ, 02 Bác sĩ đa khoa, Điều dưỡng: 08 trong đó có 04 điều dưỡng đang học Đại học, 3 Điều dương Cao đẳng, Hộ lý: 01.
Ban lãnh đạo khoa
- Trưởng khoa: ThS.BS Lê Viết Anh
- Phó trưởng khoa: ThS.BS Trần Thị Thanh Hảo
- Phó trưởng khoa: BSCKI Nguyễn Đình Hoàng
- Điều dưỡng trưởng: Trương Thị Như
Chức năng, nhiệm vụ
- Là tuyến cuối của tỉnh trong khám, thu dung và điều trị bệnh lý Thận tiết niệu và cơ xương khớp từ tuyến dưới gửi lên.
- Phát hiện sớm, tư vấn điều trị nhằm ngăn ngừa biến chứng cho bệnh nhân suy thận, thận hư, viêm cầu thận, thoái hóa khớp, viêm khớp, bệnh lý đĩa đệm cột sống… trong cộng đồng
- Tham mưu cho Ban giám đốc bệnh viện về các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và phòng bệnh Thận tiết niệu- cơ xương khớp.
- Đào tạo, chỉ đạo tuyến về bệnh lý chuyên khoa Thận tiết niệu - cơ xương khớp khi có yêu cầu của Ban Giám đốc bệnh viện
- Nghiên cứu khoa học, truyền thông và hợp tác quốc tế về bệnh lý Thận tiết niệu- cơ xương khớp
Các hoạt động nổi bật
- Trong những năm qua Khoa điều trị trung bình khoảng 2000 lượt bệnh nhân nội trú/ năm.
- Luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch giường bệnh 120 – 140%. Tỷ lệ bệnh nhân được kiểm soát bệnh đạt mục tiêu ngày càng cao, tỷ lệ tử vong hàng năm thấp. Chẩn đoán và điều trị thành công nhiều ca bệnh khó.
- Đã thực hiện thành công kỹ thuật mới là tiêm khớp, tiêm điểm bám gân.
- Đưa kỹ thuật đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA vào chẩn doán và điều trị loãng xương.
- Ửng dụng một số phương pháp tiên tiến vào công tác chẩn đoán và điều trị.
- Đội ngũ Bác sỹ của Khoa có kinh nghiệm và chuyên sâu về chuyên ngành Thận tiết niệu- cơ xương khớp. 60% bác sỹ có trình độ sau đại học và là giảng viên kiêm nhiệm của Trường Cao đẳng Y Hà Tĩnh. 40% là bác sỹ trẻ sẽ học định hướng chuyên sâu về Thận tiết niệu và cơ xương khớp.
- Thường xuyên tổ chức giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân nội trú và ngoại trú kiến thức về bệnh, chế độ ăn, luyện tập và cách theo dõi điều trị và các biến chứng của bệnh. Điều này đã giúp số ngày nằm viện trung bình ngày càng được rút ngắn (hiện là 8 - 10 ngày), giảm tỷ lệ biến chứng và qua đó góp phần làm giảm chi phí điều trị.
- Thường xuyên tham gia các hội thảo chuyên ngành, các lớp tập huấn cập nhật kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm điều trị của các chuyên gia Nội khoa trong nước cũng như thế giới để nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân
Hướng phát triển chuyên ngành trong tương lai:
- Tiếp tục phát triển ứng dụng nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong công tác chẩn đoán và điều trị như: Điều trị sinh học các bệnh lý viêm khớp dạng thấp, diều trị thoái hóa khớp bằng huyết tương giàu tiểu cầu, bằng liệu pháp tế bào gốc, đưa kỹ thuật đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA vào hoạt động có hiệu quả, đưa kỹ thuật đo điện cơ vào hoạt động, phát triển một số xét nghiệm chuyên sâu như: định lượng RF, anti CCP, HLA-P27….
- Quản lý theo dõi điều trị các bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính như: suy thận mạn, hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn, Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, loãng xương, thoái hóa khớp, gút…