KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN
Địa chỉ: Tầng 1, Nhà A, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
Số điện thoại: 02393.851.276
Cơ cấu tổ chức: Gồm các bộ phận:
- Lãnh đạo khoa: Trưởng khoa, Phó trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng;
- Tổ hấp tiệt khuẩn gồm 4 KTV;
- Tổ xử lý đồ vải gồm 3 y công;
- Tổ ngoại cảnh gồm 2 hộ lý.
Ban lãnh đạo hiện tại:
- Trưởng khoa: ĐDCKI Nguyễn Hồng Lam
- Điều dưỡng trưởng: CNCĐ Xét nghiệm Phạm Thị Ngọc Nhung
Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có:
Hiện tại khoa KSNK Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh được trang bị:
- 01 máy rửa dụng cụ có dung tích 100 lít;
- 05 máy tiệt khuẩn dụng cụ bằng hơi nước (Autoclave) với dung tích 2100 lít đủ khả năng tiệt khuẩn dụng cụ cho bệnh có quy mô 2000 gường bệnh;
- 01 máy tiệt khuẩn dụng cụ bằng phương pháp Plasma với dung tích 100 lít ;
- 06 máy giặt công nghiệp tổng công suất 250 kg/lần giặt;
- 02 máy sấy với tổng công suất 60kg/ lần sấy;
- 02 máy hấp tiệt khuẩn rác thải với tổng công suất 100kg/mẻ
- 04 nồi hơi điện có công suất 100KW/máy.
Chức năng, nhiệm vụ:
1. Xây dựng, phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình, kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn
- Xây dựng, phê duyệt và phổ biến các hướng dẫn, quy định, quy trình (gọi chung là quy định) kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định tại Thông tư này.
- Xây dựng, phê duyệt, phổ biến kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn trên cơ sở kế hoạch hành động quốc gia, mục tiêu chất lượng về kiểm soát nhiễm khuẩn phù hợp với nguồn lực và điều kiện thực tiễn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo từng giai đoạn.
2. Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch
- Giám sát, phát hiện, báo cáo và quản lý dữ liệu nhiễm khuẩn bệnh viện, vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, các trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch.
- Thực hiện biện pháp can thiệp kịp thời nhằm làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện và các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gây dịch, sử dụng kháng sinh hợp lý trên cơ sở kết quả giám sát.
3. Giám sát tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn
- Kiểm tra, giám sát tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn đặc biệt khi thực hiện phẫu thuật, thủ thuật và các kỹ thuật xâm lấn khác đối với tất cả người hành nghề, người làm việc khác (gọi chung là nhân viên y tế), học sinh, sinh viên, học viên (gọi chung là học viên), người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm tuân thủ các quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn.
4. Vệ sinh tay
- Tổ chức thực hiện các quy định về vệ sinh tay, trang bị sẵn có phương tiện, hóa chất vệ sinh tay cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh, khách thăm tại các vị trí khám bệnh, điều trị, chăm sóc người bệnh và nơi có nhiều người tiếp xúc.
- Kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc tuân thủ các quy định về vệ sinh tay của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
5. Phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
- Tổ chức thực hiện các quy định về phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
- Thực hiện các biện pháp cách ly phòng ngừa phù hợp đối với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người bệnh nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc kháng sinh.
- Hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi khám bệnh, điều trị và chăm sóc người bệnh.
- Kiểm tra việc tuân thủ phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
6. Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế
- Thực hiện quản lý, xử lý dụng cụ y tế tập trung, kiểm soát việc xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tái sử dụng bảo đảm an toàn, chất lượng.
- Bảo quản thiết bị, dụng cụ y tế sau xử lý bảo đảm vô khuẩn trước khi sử dụng cho người bệnh.
- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý, xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tại các khoa, phòng.
7. Quản lý và xử lý đồ vải y tế
- Cung cấp đồ vải cho người bệnh, nhân viên y tế hằng ngày và khi cần.
- Xử lý đồ vải tập trung tại khu giặt là. Đồ vải nhiễm khuẩn, đồ vải có máu, dịch tiết sinh học phải được xử lý riêng bảo đảm an toàn.
- Bảo quản đồ vải sau xử lý trong tủ, kệ bảo đảm sạch, vô khuẩn và được vận chuyển riêng bằng phương tiện chuyên dụng.
- Kiểm soát chất lượng và thường xuyên kiểm tra, giám sát, quy trình xử lý đồ vải.
- Nhân viên quản lý, xử lý đồ vải phải có kiến thức chuyên môn về xử lý đồ vải y tế.
- Bố trí nơi giặt, sấy hoặc phơi đồ vải tập trung cho người nhà người bệnh.
8. Quản lý chất thải y tế
- Thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thực hành quản lý chất thải, bảo đảm chất thải được phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý an toàn theo đúng quy định của pháp luật.
9. Vệ sinh môi trường bệnh viện
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra vệ sinh môi trường theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng môi trường nước, môi trường bề mặt, môi trường không khí cho từng khu vực theo quy định của Bộ Y tế và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Bố trí đủ nhà vệ sinh cho người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế.
- Thực hiện diệt chuột, côn trùng định kỳ.
- Người làm công tác vệ sinh môi trường tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có kiến thức về vệ sinh môi trường.
10. An toàn thực phẩm
- Tổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm về vi sinh vật. Giám sát, báo cáo các trường hợp bị nhiễm khuẩn liên quan đến thực phẩm được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Phối hợp với cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm tại địa bàn để triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho các cơ sở chế biến, cung cấp thực phẩm, nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh về an toàn thực phẩm.
11. Phòng ngừa và xử trí phơi nhiễm liên quan đến vi sinh vật
- Thiết lập hệ thống quản lý, giám sát, xử trí và báo cáo tai nạn, rủi ro nghề nghiệp liên quan đến vi sinh vật đối với nhân viên y tế.
- Thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm (viêm gan B, cúm, lao và các bệnh truyền nhiễm khác) cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm.
- Xây dựng danh mục và bảo đảm sẵn có thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế để điều trị dự phòng cho nhân viên y tế khi bị phơi nhiễm với bệnh truyền nhiễm.
- Xây dựng kế hoạch ứng phó với các dịch bệnh; phối hợp với cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở y tế khác trong việc phòng, chống dịch bệnh và các tình huống khẩn cấp trên địa bàn theo sự phân công của cơ quan quản lý.
- Chuẩn bị sẵn cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, hóa chất, vật tư và nhân lực tham gia phòng, chống dịch bệnh.
- Tổ chức tập huấn cho nhân viên y tế về phòng, chống dịch bệnh.
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.
- Xây dựng định mức, kiểm tra chất lượng và quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Kiểm tra, quản lý việc sử dụng hóa chất, vật tư dùng trong kiểm soát nhiễm khuẩn bảo đảm an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.
Các hoạt động:
- Công tác tổ chức, tập huấn, đào tạo, nghiên cứu khoa học: Công tác tổ chức: Hội đồng, mạng lưới và các tổ giám sát KSNK được kiện toàn hoạt động có hiệu quả. Tập huấn tuyến trên, đào tạo tại chỗ, đào tạo tuyến dưới.
- Điều tra NKBV.
- Kiểm tra môi sinh bệnh viện: Một số mẫu xét nghiệm không đạt yêu cầu đã được hướng dẫn khắc phục xử lý.
- Tăng cường giám sát công tác quản lý chất thải y tế nguy hại từ khi phát sinh đến khi tiêu hủy đảm bảo công tác bảo vệ môi trường
-Tiệt khuẩn, Quản lý đồ vải: Hấp tiệt khuẩn đảm bảo vô trùng và không bị hỏng hóc thất lạc dụng cụ. Kiểm kê thanh lý, quản lý đồ vải tập trung chống thất thoát cho Bệnh viện.
Những thành tích nổi bật
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt việc quản lý tài sản công và thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Mọi cán bộ viên chức trong khoa hăng say công việc, đoàn kết nội bộ. Đã thay đổi được nhận thức, thái độ, hành vi của toàn thể cán bộ viên chức Bệnh viện, tạo được môi trường Bệnh viện khang trang, xanh sạch đẹp; nhiễm khuẩn Bệnh viện giảm hẳn; an toàn người bệnh được nâng cao…, đó là tâm điểm thu hút bệnh nhân đến khám chữa bệnh ngày càng nhiều.
Khen thưởng
Năm 2016 trưởng khoa được nhận danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở”; được UBND tỉnh tặng bằng khen. Tập thể đạt danh hiệu lao động tiên tiến, được sở Y tế tặng giấy khen.