5 triệu chứng của dị ứng thời tiết
Ngày đăng: 30/08/2024 - Lượt xem: 25

Dị ứng thời tiết là bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt là lúc giao mùa khi thời tiết có những thay đổi ngột ngột. Đây là một trong những nỗi ám ảnh của không ít người, nhất là những người có cơ địa dị ứng. Dù không ảnh hưởng nặng tới sức khỏe nhưng lại gây ra những khó chịu và bất tiện trong cuộc sống.

Bệnh xảy ra ở những người rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, thời tiết. Khi thời tiết chuyển mùa, chức năng của hệ thống miễn dịch bị rối loạn. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như ngứa, phát ban và nổi mề đay. Đôi khi ho, hắt hơi, khó thở, hen suyễn… cũng là dấu hiệu của tình trạng này.

Ngoài yếu tố thời tiết thì sự phát triển của dị nguyên nấm mốc hoặc là thay đổi nổng độ phấn hoa trong không khí cũng có thể gây ra tình trạng trên.

Một số người khi bị dị ứng thời tiết sẽ kèm kèm theo các vấn đề hô hấp, mũi họng... khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Dị ứng thời tiết là bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt là lúc giao mùa......

Biểu hiện của dị ứng thời tiết

Người bị dị ứng thời tiết thông thường có những triệu chứng như:

Da ửng đỏ kèm theo ngứa dai dẳng, có dấu hiệu mề đay trên da. Tùy mỗi người, các đợt da ửng đỏ sẽ có thời gian bùng phát khác nhau.

Nổi mề đay: Dấu hiệu này xuất hiện cùng với mẩn ngứa. Các trường hợp này thường có dấu hiệu phù, mảng mề đay dày cộm, có màu trắng hoặc hồng.

Chàm bội nhiễm: Người bị dị ứng thời tiết sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầy ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Mỗi đợt chàm bội nhiễm xuất hiện thường kéo dài và ảnh hưởng tới làn da của người bệnh.

Viêm mũi dị ứng: Người bệnh cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung...

Ho, khó thở: Một số người còn bị các triệu chứng này đặc biệt là ở trẻ nhỏ hoặc những người bị hen phế quản.

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Khi thời tiết chuyển mùa hay những ngày nóng, lạnh đột ngột, cơ thể chúng ta tiếp xúc với sự thay đổi của môi trường dẫn đến dị ứng thời tiết. Mọi người sẽ có phản ứng khác nhau với các tác nhân gây dị ứng thời tiết. Mức độ dị ứng khác nhau cũng có thể dẫn đến các biểu hiện khác nhau. Nhiều người lo lắng hỏi dị ứng thời tiết có nguy hiểm gì không? Trên thực tế cho thấy ở mức độ khác nhau thì hệ lụy của dị ứng cũng khác nhau.

Đối với dị ứng thời tiết nắng nóng, lúc này cơ thể tiết mồ hôi nên làn da của chúng ta sẽ thường xuyên ẩm ướt, dễ gây viêm nhiễm và khiến tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng hơn.

Dị ứng mẩn đỏ do thời tiết lạnh là hiện tượng xuất hiện vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp, không khí hanh khô dễ gây dị ứng. Dị ứng thời tiết này có thể xảy ra ngay cả khi trời mưa, gió.

Dị ứng thời tiết được đặc trưng bởi các triệu chứng như nổi mề đay, phát ban, mẩn đỏ. Dị ứng theo mùa bao gồm hai dạng chính: Cấp tính và mãn tính. Nếu bệnh ở giai đoạn cấp tính có thể kéo dài từ 24 giờ đến dưới 6 tuần, biểu hiện lâm sàng là các triệu chứng ngứa ngáy, mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng này nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể chuyển sang giai đoạn dị ứng thời tiết mãn tính rất nguy hiểm cho cơ thể. Biểu hiện như phù nề, tụt huyết áp, nhiễm trùng da, sốc phản vệ. Trường hợp xấu nhất có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Làm gì khi bị dị ứng thời tiết?

Ngoài việc điều trị dị ứng thời tiết bằng thuốc kháng histamine, thuốc kháng thụ thể H2, doxepin, prednisolone, corticoid,… thì việc thay đổi lối sống, sinh hoạt, hiểu biết về dị ứng thời tiết để điều trị hiệu quả căn bệnh này cũng đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, người bị dị ứng nên:

Uống nhiều nước trái cây để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Không sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia, không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói, bụi và phấn hoa.

Nhiệt độ cơ thể cần giữ ổn định, tránh để thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước. Tập thể dục thường xuyên và hợp lý để tăng cường sức đề kháng. Nên bổ sung vitamin B1, B6, B12.

Hạn chế lao động nặng dưới nắng để giảm tiết mồ hôi. Mặc ấm vào mùa đông và giữ ấm những vùng nhạy cảm như đầu. Hạn chế đến những nơi ồn ào để tránh huyết áp bị tụt và đau đầu.

Khi nhận thấy các dấu hiệu dị ứng trên da, bạn nhớ giữ vệ sinh vùng da dễ bị dị ứng. Đi khám kịp thời nếu có dấu hiệu bất thường.

Tránh gãi hoặc chà xát mạnh trên da vì dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm da.

Mặc quần áo mềm, thấm mồ hôi để giúp ngăn kích ứng da lan ra khắp cơ thể.

Đối với bệnh nhân có triệu chứng viêm mũi dị ứng nên đeo khẩu trang khi ra ngoài và hạn chế tiếp xúc với động vật.

Bệnh nhân cũng được khuyến cáo tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng…

Ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước để phòng bệnh.

Khi bị dị ứng mà các biện pháp can thiệp không hiệu quả hay có những dấu hiệu trở nặng cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Theo Báo Sức khỏe & Đời sống



Hình ảnh hoạt động nổi bật

Video Bệnh viện

Liên hệ / Gửi câu hỏi

Liên kết website

Thống kê truy cập

  • Online: 39

  • Tổng lượt truy cập: 22264721

  • Hôm nay: 36