7 biện pháp nâng cao sức đề kháng giúp phòng bệnh mùa mưa lũ
Ngày đăng: 26/09/2024 - Lượt xem: 47

Mưa lũ không chỉ ảnh hưởng đến đời sống mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa, bệnh ngoài da,... Do đó, việc xây dựng một sức đề kháng tốt giúp làm giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.

Phòng, chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Trong và sau bão lũ, nguồn nước sạch bị ảnh hưởng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh, theo Cục Y tế Dự phòng, người dân có thể áp dụng một số biện pháp phòng chống dịch bệnh như sau:

- Áp dụng các biện pháp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi.

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh.

- Tiến hành dọn dẹp vệ sinh, diệt loăng quăng, bọ gậy.

- Mắc màn, mặc quần áo dài để tránh muỗi đốt.

- Nước rút đến đâu, dọn dẹp đến đấy.

- Thu gom, xử lý rác thải, xác súc vật theo hướng dẫn.

- Nếu có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh thì thông báo với nhân viên y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời.

7 biện pháp nâng cao sức đề kháng, phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

Một số dấu hiệu cho thấy cơ thể suy nhược, suy giảm miễn dịch gồm: Thường xuyên mệt mỏi, dễ bị mắc bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và đường tiêu hóa, vết thương lâu lành,...

Việc nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể tăng khả năng chống chọi với bệnh tật, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Dưới đây là các biện pháp nâng cao sức đề kháng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trong mùa mưa lũ mà bạn đọc có thể tham khảo:

Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ
Việc xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng không chỉ giúp tăng cường miễn dịch mà còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.

Một chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp cung cấp được các loại vitamin cần thiết để nuôi dưỡng hệ thống miễn dịch. Một số thực phẩm bạn có thể thêm vào chế độ ăn uống của mình bao gồm:

- Trái cây giàu vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng, hạn chế mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

- Các loại quả giàu flavonoid được chứng minh giàu dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng.

- Gừng có tác dụng chống viêm, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

- Rau củ chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa rất quan trọng đối với hệ thống miễn dịch.

- Sữa chua, các loại thực phẩm lên men giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, tạo hàng rào miễn dịch tối ưu cho cơ thể.

- Bổ sung các loại chất béo tốt có tác dụng chống viêm như cá hồi, dầu ô liu,...

- Các loại thảo liệu thiên nhiên đã được chứng minh giúp nâng cao miễn dịch, tăng cường sức khỏe tổng thể như Nhân sâm, Đông trùng hạ thảo, Linh chi, Nhung hươu,... Hiện nay, các dược liệu này được thêm vào nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe, giúp mọi người dễ dàng sử dụng, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

Tập luyện thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên là một trong những biện pháp đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao giúp tăng cường miễn dịch, chống lại bệnh tật. Tập thể dục giúp tăng cường lưu thông máu, kích thích hoạt động của các tế bào miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.

Tuy nhiên, để quá trình tập luyện đạt kết quả cao, mỗi cá nhân cần lựa chọn được bộ môn thể thao phù hợp với sở thích, thể trạng của mình. Không nên tập luyện quá mức, cần cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi để tránh những hậu quả không mong muốn có thể xảy ra như chấn thương, bong gân,...

Uống đủ nước
Nước giữ vai trò quan trọng giúp duy trì sức khỏe tốt. Cơ thể cần nước để các hoạt động trong cơ thể diễn ra bình thường, cung cấp đủ năng lượng để hoạt động hiệu quả, nhờ đó miễn dịch được củng cố và nâng cao. Đồng thời, nước còn tham gia vào quá trình đào thải độc tố của cơ thể, ngăn ngừa mắc bệnh.

Ngủ đủ giấc
Ngủ không đủ giấc gây nên tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cơ thể. Do đó, để có một sức đề kháng tốt, cần có một giấc ngủ tốt. Do đó, mọi người cần áp dụng một số biện pháp dưới đây để nâng cao chất lượng giấc ngủ như:

- Thư giãn trước khi đi ngủ, tránh làm việc căng thẳng quá mức.

- Tuân thủ thời gian biểu, không thức khuya, ngủ đủ giấc.

- Không nên ăn quá no trước khi ngủ.

- Không sử dụng các chất kích thích trước khi ngủ như rượu bia, thuốc lá, cà phê,...

Củng cố sức khỏe tinh thần
Tinh thần suy nhược không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Khi sức khỏe tinh thần được quan tâm, sức đề kháng theo đó cũng được củng cố, giúp các tế bào miễn dịch hoạt động một cách tối ưu, giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý truyền nhiễm.

Xây dựng môi trường sống, thói quen sống lành mạnh
Một môi trường sống lành mạnh giúp nâng cao tinh thần, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

Mùa mưa lũ là thời điểm dễ mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, đường tiêu hóa, các bệnh ngoài da, các bệnh về mắt và sốt xuất huyết. Do đó, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng này, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần ăn chín uống sôi, khử trùng nước sinh hoạt theo hướng dẫn.

Các thói quen sống lành mạnh bao gồm: Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, hạn chế thức khuya, trang bị kiến thức về dinh dưỡng và sức khỏe cho bản thân, cập nhật thông tin dịch bệnh, tiêm vắc xin để chủ động bảo vệ cơ thể,....

Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Sức khỏe là tài sản quý giá của mỗi người, là nền tảng để xây dựng cuộc sống. Do đó, bên cạnh một chế độ sinh hoạt điều độ, dinh dưỡng lành mạnh thì kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng là một biện pháp chăm sóc sức khỏe chủ động nhằm mục đích phát hiện sớm những bất thường, bệnh lý của cơ thể từ đó có biện pháp phòng tránh và can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.

Nên định kỳ kiểm tra sức khỏe 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể.

Theo Báo Sức khỏe & Đời sống



Hình ảnh hoạt động nổi bật

Video Bệnh viện

Liên hệ / Gửi câu hỏi

Liên kết website

Thống kê truy cập

  • Online: 72

  • Tổng lượt truy cập: 22588237

  • Hôm nay: 9080