Báo cáo đặc điểm vi sinh và tình hình đề kháng kháng sinh năm 2022
Ngày đăng: 28/04/2023 - Lượt xem: 3015

Tình hình đề kháng kháng sinh tăng nhanh là một vấn đề cần quan tâm đặc biệt tại các bệnh viện. Năm 2022, bệnh viện đã tiến tổng hợp kết quả phân lập được với đa số các chủng phân lập được là các vi khuẩn gram (-). Các chủng có tỷ lệ đề kháng cao là A. baumanii, P. aeruginosa, E. coli, K. pneumoniae. Các khoa có tình hình đề kháng cao là khoa HSTC, Ngoại tổng hợp. Trong các năm tiếp theo đơn vị cần thực hiện giám sát đề kháng kháng sinh, quản lý sử dụng kháng sinh hợp lý để hạn chế tối đa sự gia tăng xuất hiện các chủng đề kháng, bảo tồn các kháng sinh quan trọng cho điều trị các nhiễm trùng nặng, đa kháng.

1. So sánh tỷ lệ vi khuẩn toàn viện giai đoạn 2020-2022

Tỷ lệ phân lập

2020

2021

2022

Gram (+)

27,30%

26,25%

23,2%

S. aureus

22,03%

23,76%

19,4%

Gram (-)

72,7%

73,75%

76,8%

E. coli

20,61%

23,16%

27,8%

K. pneumoniae

13,18%

18,30%

22,1%

P. aeruginosa

15,54%

13,92%

11,0%

A. baumannii

9,86%

11.04%

11,2%

So với năm 2021, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn từ bệnh phẩm có sự thay đổi. Với bệnh phẩm mủ thì chủ yếu phân lập được S. aureus (44,7%), bệnh phẩm máu chủ yếu phân lập được E. coli (39,7%) hoặc K. pneumoniae (22,7%). Bệnh phẩm đờm thường phân lập được các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện đa kháng thuốc như A. baumannii (40,1%) hay K. pneumoniae (29,7%) trong khi bệnh phẩm nước tiểu chủ yếu phân lập được E. coli (56,0%).

2. Độ nhạy cảm của vi khuẩn qua các năm 2020-2021-2022

Bệnh phẩm

Vi khuẩn phân lập chủ yếu

2020

2021

2022

Mủ

S. aureus

54,8%

S. aureus

51,4%

S. aureus

44,7%

Máu

E. coli

31,3%

E. coli

32,5%

E. coli

39,7%

K. pneumoniae

18,3%

S. aureus

22,5%

K. pneumoniae

22,7%

S. aureus

16,6%

B. pseudomallei

18,5%

S. aureus

17,5%

B. pseudomallei

12,7%

K. pneumoniae

15,2%

B. pseudomallei

10,3%

Đờm

A. baumannii

37,6%

A. baumannii

34,9%

A. baumannii

40,1%

P. aeruginosa

29,8%

P. aeruginosa

30,8%

K. pneumoniae

29,7%

Nước tiểu

E. coli

38,5%

E. coli

52,7%

E. coli

56,0%

P. aeruginosa

21,3%

K. pneumoniae

21,7%

K. pneumoniae

20,8%

K. pneumoniae

17,0 %

P. aeruginosa

13,6%

P. aeruginosa

11,7%

 

3. Độ nhạy cảm qua các năm tại khoa HSTC


4. Độ nhạy cảm của một số vi khuẩn toàn viện năm 2022



Nhìn chung, S. aureus còn nhạy cảm với vancomycin. Đối với khoa Chấn thương, tỷ lệ nhạy cảm beta-lactam còn rất thấp, trong khi tỷ lệ nhạy cảm với fluoroquinolon thấp nhất ở khoa Nội tiết.


Carbapenem, piperacillin/tazobactam, cefoperazone/sulbactam, amikacin, fosfomycin đang giữ được độ nhạy cảm cao với E. coli tại bệnh viện. Trong đó có 2 khoa có độ nhạy cảm thấp nhất là HSTC với carbapenem, fosfomycin; Ngoại tổng hợp với fluoroquinolon.           

     

Độ nhạy cảm với kháng sinh thấp nhất gặp ở 2 khoa là Hồi sức tích cực và Ngoại tổng hợp. Đối với carbapenem, amikacin, piperacillin/tazobactam, cefoperazone/sulbactam thì độ nhạy cảm thấp nhất là ở khoa HSTC. Với fluoroquinolon, cephalosporin thế hệ 3-4 thì khoa Ngoại tổng hợp có độ nhạy cảm thấp nhất.


Tỷ lệ nhạy cảm của trực khuẩn mủ xanh tại khoa HSTC thấp nhất bệnh viện, đa số các nhóm kháng sinh chỉ còn nhạy dưới 40%. Khoa Ngoại tổng hợp có tỷ lệ nhạy cảm cao, nhóm carbapenem còn nhạy khoảng 80%.

https://drive.google.com/file/d/1O-wB1IN9E0QGIKpb641tP7k_EuBVp-hW/view?usp=sharing

Khoa Dược



Hình ảnh hoạt động nổi bật

Video Bệnh viện

Liên hệ / Gửi câu hỏi

Liên kết website

Thống kê truy cập

  • Online: 76

  • Tổng lượt truy cập: 23232272

  • Hôm nay: 4053