Bệnh về mũi, họng, có thể là biểu hiện của bệnh bạch hầu ở trẻ em
Ngày đăng: 27/12/2019 - Lượt xem: 3188

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh bạch hầu thường xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy nhược thần kinh và suy tim.

Bạch hầu xảy ra do vi khuẩn gây nhiễm trùng. Bệnh thường ảnh hưởng đến niêm mạc mũi và cổ họng. Do nhiễm vi khuẩn này nên người bệnh sẽ có các biểu hiện như sưng cổ họng, sốt và khó nuốt.

Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm nên có thể lây từ người này sang người khác. Bệnh này gây ra bởi các vi khuẩn và vi sinh vật gọi là Corynebacterium diphtheriae. Hầu hết các trường hợp bệnh bạch hầu đều gây ra bởi loại vi khuẩn này. Độc tố tiết ra từ vi khuẩn này gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe.

Các triệu chứng của bệnh

Trẻ bị nhiễm bệnh từ 2 - 5 ngày có thể có những dấu hiệu và triệu chứng sau:

- Cổ họng và amidan của trẻ bị bao phủ bởi một lớp màng dày, màu xám.

- Đau họng và khàn giọng.

- Các tuyến ở cổ bị sưng (hạch bạch huyết mở rộng).

- Khó thở hoặc thở gấp.

- Chảy nước mũi.

- Cảm cúm.

Theo các nghiên cứu công bố trên báo Medscape, nhóm nghiên cứu chẩn đoán bệnh bạch hầu bằng cách lấy nhiều mẫu thí nghiệm từ cổ họng và mũi của bệnh nhân.Sau đó, các mẫu được gửi đi nuôi cấy để chẩn đoán lần nữa.Có những mẫu thử được lấy bên dưới niêm mạc. Do căn bệnh này thường gặp ở trẻ em nên phải được chẩn đoán nhanh chóng để được điều trị kịp thời.

Tiêm ngừa bạch hầu

Bệnh bạch hầu có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm vắcxin.Tiêu chuẩn tiêm ngừa định kỳ cho trẻ em là vắcxin DPT (loại vắcxin ngừa cả bạch hầu, ho gà và uốn ván). Trẻ lên 1 tuổi thường được tiêm 3 mũi vắcxin DPT. Trẻ đạt 1 tuổi rưỡi sẽ được tiêm mũi thứ tư và khi lên 4 tuổi sẽ tiêm mũi thứ năm. Bệnh bạch hầu thường khó xảy ra nếu cho trẻ được tiêm ngừa định kỳ.Sau 10 năm tác dụng của vắcxin bạch hầu sẽ yếu đi.Vì vậy nên cho trẻ đi tiêm vắcxin lại ở độ tuổi 12.

Dinh đưỡng cho bệnh nhân bạch hầu

Điều trị bệnh bạch hầu có thể mất nhiều thời gian.Sử dụng một số biện pháp phòng ngừa và khắc phục cần thiết tại nhà có thể giúp giảm nhẹ bệnh bạch hầu một cách đáng kể.Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý trong lúc điều trị sẽ tăng tốc quá trình phục hồi cho bệnh nhân bạch hầu. Sau đây là một số thực phẩm dành cho bệnh nhân bạch hầu trong thời gian điều trị:

- Sữa.

- Nước ép các loại quả không có múi.

- Thực phẩm nghiền như gạo xay hay các thực phẩm lạnh như kem.

- Rau củ các loại để tăng cường sức khỏe đường ruột.

- Tỏi để giảm các bệnh viêm trong cơ thể.

Chế độ ăn uống hợp lý và điều trị kịp thời là chìa khóa chữa lành bệnh bạch hầu.

Tuy nhiên, cần tránh một số thực phẩm như:

- Thực phẩm cay vì có thể gây viêm họng.

- Dầu, mỡ và thực phẩm chứa nhiều chất béo vì khó tiêu hóa. Hơn nữa, dầu có thể đóng vữa và tạo thành một lớp phủ lên vết sưng.

- Đồ uống có cồn vì làm giảm tác dụng của thuốc điều trị.

Bệnh về mũi, họng, có thể là biểu hiện của bệnh bạch hầu ở trẻ em

Một số biện pháp điều trị đơn giản áp dụng tại nhà

Thực tế bệnh bạch hầu không khó chữa trị và dễ phòng tránh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa và điều trị đơn giản tại nhà:

Luôn luôn uống nhiều nước

Nghỉ ngơi nhiều vì thuốc trị bạch hầu có thể khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi.

Thường xuyên rửa tay.

Tiêm vắcxin ngừa bạch hầu.

Tránh ngủ trong tư thế nằm ngửa để hạn chế nuốt phải nước bọt.

Theo Báo sức khỏe đời sống



Hình ảnh hoạt động nổi bật

Video Bệnh viện

Liên hệ / Gửi câu hỏi

Liên kết website

Thống kê truy cập

  • Online: 128

  • Tổng lượt truy cập: 23732795

  • Hôm nay: 16017