Bỏng lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như nào?
Ngày đăng: 21/11/2024 - Lượt xem: 9
Không giống như bỏng nóng gây ra bởi nhiệt độ cao, bỏng lạnh xảy ra khi các mô bị đóng băng, làm gián đoạn lưu thông máu và gây tổn thương tế bào.
Bỏng lạnh, còn được gọi là tê cóng, là tổn thương da và các mô bên dưới do tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, thường là dưới 0°C. Bỏng lạnh thường xảy ra ở các bộ phận cơ thể tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh như ngón tay, ngón chân, tai, mũi, má.
Không giống như bỏng nóng gây ra bởi nhiệt độ cao, bỏng lạnh xảy ra khi các mô bị đóng băng, làm gián đoạn lưu thông máu và gây tổn thương tế bào.
Yếu tố nguy cơ gây bỏng lạnh
Mặc quần áo không đủ ấm, hoặc ẩm ướt sẽ không thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiệt độ lạnh.
Chạm vào kim loại lạnh trong thời gian dài, ví dụ như tay nắm cửa bằng kim loại trong mùa đông.
Gió lạnh: Gió mạnh làm tăng tốc độ mất nhiệt của cơ thể, làm tăng nguy cơ bỏng lạnh.
Độ ẩm cao: Độ ẩm cao làm giảm khả năng cách nhiệt của quần áo, khiến cơ thể dễ bị lạnh hơn.
Mệt mỏi, suy nhược cơ thể: Khi cơ thể mệt mỏi hoặc suy nhược, khả năng chống chọi với cái lạnh sẽ giảm.
Các bệnh lý nền: Một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim mạch có thể làm giảm lưu thông máu đến các chi, tăng nguy cơ bỏng lạnh.
Dấu hiệu nhận biết bỏng lạnh
Bỏng lạnh được phân chia thành các giai đoạn, từ nhẹ đến nặng. Nhận biết sớm các dấu hiệu của bỏng lạnh và có biện pháp xử lý kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng. Cụ thể:
- Da tái nhợt, tê cứng, mất cảm giác, ngứa ran, đau nhức khi làm ấm lại.
- Từ tê cóng nhẹ đến hoại tử mô, có thể gây mất ngón tay, ngón chân.
- Khi chạm vào vùng da bị bỏng lạnh sẽ cảm nhận được da có mật độ cứng và lạnh.
- Da vùng bị bỏng lạnh trở nên nhợt nhạt, chuyển màu xám, trắng hoặc trắng xanh.
- Có thể tạm thời mất cảm giác sâu và cảm giác nông trên một vài vị trí của cơ thể.
- Da bị phồng rộp, chứa máu hoặc trong suốt. Với những trường hợp nặng, lớp da bị bỏng lạnh có thể bị bong tróc hoặc lột da.
Hãy luôn cẩn trọng khi tiếp xúc với nguồn nhiệt, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để xử lý tình huống một cách an toàn và hiệu quả.
Xử trí và hạn chế bỏng lạnh
Hãy luôn cẩn trọng khi tiếp xúc với nguồn nhiệt, trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để xử lý tình huống một cách an toàn và hiệu quả. Cần thực hiện những lời khuyên sau:
Khi trời lạnh giá, nên mặc nhiều lớp quần áo ấm. Chú ý bảo vệ các bộ phận dễ bị lạnh như tay, chân, tai, mũi.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với kim loại lạnh hoặc các vật dụng khác có nhiệt độ thấp.
Quần áo và giày dép đảm bảo luôn khô ráo, thoáng và thấm.
Nếu phải ra ngoài trời lạnh, hãy hạn chế thời gian tiếp xúc và thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu bỏng lạnh.
Chế độ dinh dưỡng khoa học. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tập thể dục thường xuyên với những bài tập vừa sức, giúp cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ bỏng lạnh.
Khi nghi ngờ bị bỏng lạnh cần làm những việc như sau:
Để bảo vệ vết thương không bị ảnh hưởng hãy sử dụng các loại vải khô, chăn ấm, quần áo khô, khăn mềm hoặc giấy khô để quấn quanh vùng da bị bỏng lạnh.
Có thể chườm ấm và sử dụng băng gạc y tế để băng bó vết thương. Cần lưu ý chườm ấm đúng cách ở nhiệt độ khoảng 36 - 39 độ C để không làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh những hành động thô bạo làm nóng vùng da bị bỏng lạnh, điều này sẽ làm vết thương của bạn tồi tệ hơn.
Không chà xát phần da bị ảnh hưởng bằng tay hoặc bất cứ thứ gì khác vì ma sát cũng sẽ làm tăng thiệt hại cho các mô.
Không làm nóng da bằng cách sử dụng bếp, lò sưởi, lửa trần vì da đang rất nhạy cảm và có thể dễ bị bỏng.
Theo Báo Sức khỏe & Đời sống