Cách giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc gan
Ngày đăng: 04/10/2024 - Lượt xem: 60

Nhiễm độc gan là tình trạng bệnh lý xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương do tiếp xúc với các chất có hại, chẳng hạn như một số loại thuốc, độc tố hoặc hóa chất. Những tổn thương này có thể làm suy giảm chức năng gan và trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy gan.

Nhiễm độc gan có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến nhất là:

Thuốc và thực phẩm chức năng: Có hơn 1000 loại thuốc và 60 loại thực phẩm chức năng có thể gây tổn thương gan. Rượu và đồ uống có cồn nếu lạm dụng cũng có thể tổn hại gan, dẫn đến tình trạng viêm gan và xơ gan.

Dấu hiệu nhiễm độc gan

Nhiều bệnh nhân bị gan nhiễm độc nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng và chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm cho thấy các chỉ số men gan bất thường. Viêm gan cấp tính là dạng tổn thương phổ biến nhất trong trường hợp gan bị nhiễm độc.

Một số triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm mệt mỏi, sốt nhẹ, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa, đau tức vùng hạ sườn phải, vàng da, và nước tiểu sẫm màu. Đối với những bệnh nhân có tình trạng ứ mật, có thể xuất hiện triệu chứng ngứa da. Khi thăm khám, bác sĩ có thể phát hiện gan to, các dấu hiệu của rối loạn đông máu (xuất huyết dưới da, chảy máu niêm mạc miệng…), hoặc các triệu chứng của hội chứng não gan như rối loạn định hướng không gian, thời gian, lú lẫn, và hôn mê.

Các trường hợp gan nhiễm độc mạn tính có thể dẫn đến xơ hóa gan và xơ gan.

Các trường hợp gan nhiễm độc mạn tính có thể dẫn đến xơ hóa gan và xơ gan. Bệnh nhân có thể đến khám khi xuất hiện đợt mất bù cấp tính (cổ trướng, xuất huyết tiêu hóa, vàng da…) hoặc khi xơ gan tiến triển đến giai đoạn mất bù.

Ngoài các triệu chứng suy giảm chức năng gan do tổn thương gan gây ra bởi các chất độc, còn có thể xuất hiện các phản ứng quá mẫn như sốt, nổi ban, hoặc hội chứng Stevens-Johnson do tác nhân gây hại.

Cần làm gì khi bị nhiễm độc gan?

Khi bị nhiễm độc gan, tùy từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Để bảo vệ gan, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi lành mạnh và điều độ, cùng với việc thăm khám sức khỏe định kỳ. Thực đơn hàng ngày nên tăng cường bổ sung vitamin (B, C, E) và các khoáng chất (kẽm, selen) để hỗ trợ gan trong việc chuyển hóa các độc chất hiệu quả hơn. Đặc biệt, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Người bệnh nên từ bỏ thói quen sử dụng thuốc tùy tiện và chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, với chỉ định cụ thể từ bác sĩ. Khi sử dụng thuốc, cần tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng và uống kèm với nhiều nước để hỗ trợ gan trong việc xử lý thuốc.

Đối với những trường hợp cần sử dụng thuốc dài hạn, nên kết hợp với các thực phẩm bổ sung và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên, đã được thử nghiệm lâm sàng, để bảo vệ gan, hạ men gan, giải độc, và tăng cường chức năng gan, đảm bảo các hoạt động chuyển hóa của gan diễn ra hiệu quả.

Ngoài ra, lối sống sinh hoạt hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe gan. Duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm việc thường xuyên tập thể dục, ăn uống khoa học, uống đủ nước, và bổ sung các vitamin cùng các chất vi lượng cần thiết như vitamin A, E, K, C… sẽ giúp duy trì một lá gan khỏe mạnh.

Nên tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.

Đồng thời, cần hạn chế sử dụng rượu bia, tránh xa các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, và giảm thiểu tiếp xúc với các chất độc hại trong không khí như khói bụi, thuốc trừ sâu, phân bón… trong thời gian dài.

Giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc gan không sử dụng thuốc bừa bãi. Sử dụng thuốc một cách tùy tiện là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm độc gan. Chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết và phải tuân thủ đúng chỉ định và liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tóm lại: Gan nhiễm độc có thể xảy ra với bất kỳ ai, khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều loại độc tố, gan có thể bị tổn thương và không còn thực hiện hiệu quả các hoạt động chuyển hóa cần thiết. Lâu dần, các chất độc tồn đọng trong cơ thể có thể dẫn tổn thương gan. Vì vậy, nếu xuất hiện các triệu chứng như: phân sẫm màu; mê sảng; vàng da; ăn mất ngon; xuất hiện các vết bầm tím không rõ nguyên nhân (ecchymosis); nôn ra máu… người bệnh cần đi khám ngay.

Theo Báo Sức khỏe & Đời sống



Hình ảnh hoạt động nổi bật

Video Bệnh viện

Liên hệ / Gửi câu hỏi

Liên kết website

Thống kê truy cập

  • Online: 100

  • Tổng lượt truy cập: 23039271

  • Hôm nay: 11958